Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Tác Dụng Của Trứng Gà Với Phụ Nữ Mang Thai



Các mẹ bầu có biết trứng gà là một trong những thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tốt cho hệ thần kinh và sự phát triển của cơ thể, cải thiện trí nhớ, giúp đầu óc tỉnh táo, thúc đẩy tế bào gan tái sinh. Những các mẹ bầu có biết nếu không biết cách chế biến và sử dụng trứng gà hợp lý trong thai kỳ thì trứng gà không những bị mất tác dụng mà còn phản tác dụng đối với việc chăm sóc thai kỳ của bạn. Bài viết sau đây sẽ hưỡng dẫn các mẹ bầu cách sử dụng trứng và đúng cách và một số thực đơn chế biến từ trứng gà.



Nguồn dinh dưỡng từ trứng gà

Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải.

Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.
Tác dụng của trứng gà với phụ nữ mang thai

Chúng ta đều biết trong trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này lại đặc biệt tốt cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai. Vì vậy nó đương nhiên có lợi cho bà bầu.

Ngoài ra những người sắp làm mẹ nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng



Sử dụng trứng gà như thế nào?

Tuy nhiên các bà mẹ tương lai không nên ăn trứng gà sống bởi dễ gây lây nhiễm vi khuẩn, hơn nữa cũng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trong trứng gà có chứa chất chống protein, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thực phẩm, gây ra cảm giác chán ăn, mệt mỏi, cơ thịt đau nhức. Ngoài ra ăn trứng gà sống phá vỡ chức năng tiêu hóa của cơ thể.

Có nhiều cách chế biến trứng gà, nhưng cách nấu nào đem lại nhiều dinh dưỡng nhiều nhất? Luộc trứng gà cung cấp 100% dinh dưỡng, xào trứng là 97%, chiên rán là 98%, đánh với sữa và nước sôi là 92%, ăn sống là 30 – 50%. Người sắp làm mẹ cần chú ý, không nên ăn trứng luộc trong nước trà, vì trong nước trà chứa acid, khi kết hợp với nguyên tố sắt trong tế bào gây ra kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến chức ăng tiêu hóa của dạ dày đường ruột.

Thai phụ cũng không nên ăn quá nhiều trứng gà nếu không làm thận quá tải, mỗi ngày chỉ nên ăn 2 quả là đủ.




Hướng dẫn bà bầu ăn trứng gà đúng cách

Trứng gà là sự lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ khi mang thai nhưng ăn trứng thế nào cho hợp lý, tốt cho sức khỏe thì không phải mẹ bầu nào cũng hiểu rõ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng gà là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao bởi vì 100g trứng gà cung cấp: 14,8g protein, 11,6g lipid, 55mg canxi, 210mg phốtpho, 0,7mg Vitamin A.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có nồng độ cholesterol bình thường trong máu có thể ăn mỗi ngày một quả trứng mà không sợ béo hoặc làm tăng cao hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trứng là thực phẩm tập trung nhiều choline (một chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển não).

Phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường có thể ăn 1- 3 quả trứng mỗi tuần (tất nhiên bạn có thể ăn nhiều hơn một chút mà không cần lo ngại về điều gì cho sức khỏe của mẹ và bé).



Gợi ý một số thực đơn với trứng gà cho mẹ bầu:
Trứng gà xào lá ngải

Tác dụng: An thai, giúp da bé trắng hồng

Nguyên liệu

– Lá ngải tươi 1 nắm to

– Trứng gà ta 2 quả

– Gia vị

– Hành khô

Chế biến

– Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại.

– Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5 phút.

– Ăn nóng.
Trứng gà hấp lá mơ

Tác dụng: Nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày. Đây là món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả.

Nguyên liệu

– Lá mơ 1 nắm vừa

– Trứng gà ta 2 quả

– Gia vị

– Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4

Chế biến

+ Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm.

+ Cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.

+ Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được

Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
Trứng gà xào đậu non

Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, ngon, giòn. Trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.

Nguyên liệu

– 200g trứng gà

– 50g đậu Hà Lan non

– 50g củ năng

– 30g jambon chín

– 300g cánh gà

– 40g dầu thực vật

– 30g rượu gia vị

– bột năng hoặc bột bắp

– Gia vị

Cách chế biến

– Đậu Hà Lan nhặt rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội

– Jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.

– Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh.

– Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt.

– Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.

Vì vậy trứng gà được coi như một vị thuốc công hiệu cho người suy nhược, thể trạng yếu và phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ.Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét